Thôn Gia Cát bát quái ở Lan Khê, tỉnh Triết Giang là một ngôi làng có bố cục hình Bát Quái và được mệnh danh là thôn kỳ lạ nhất của Trung Quốc. Nơi đây nổi bật với bố cục tinh xảo, được ví như chốn bồng lai tiên cảnh ở nơi trần gian.
Đang xem: Dòng Họ Gia Cát Lượng – Đi Tìm Hậu Duệ Ngụy
Người ta nói rằng nếu không được người trong thôn dẫn đường, người lạ sẽ chỉ có thể đi vào mà không thể ra được bởi các đường phố, ngõ ngách đều quanh co và thâm sâu như một “Bát Quái trận”, dễ khiến người lạ bị mất phương hướng.Buổi tối ở thôn Bát Quái, du khách và người dân có thể ra ao thả đèn Khổng Minh, ngâm “Giới Tử Thư” để tu thân dưỡng tính, và nghỉ lại một đêm để cảm nhận cuộc sống chậm rãi của cổ thôn.
Bố cục xảo diệu, có một không hai
Về nguồn gốc của thôn Gia Cát thì có ghi chép nói rằng, Gia Cát Đại Sư (cháu trai đời thứ 28 của Khổng Minh Gia Cát Lượng) sau khi định cư tại Cao Long đã vận dụng kiến thức phong thủy học âm dương mà mình tự tìm hiểu, dựa theo cấu tứ cửu cung bát quái để thiết kế ra toàn bộ bố cục của thôn một cách tỉ mỉ.Ông lấy hồ lớn (chung trì, nửa đất nửa nước) có hình thái cực làm trung tâm, tiếp đó, 8 con đường nhỏ phóng ra ngoài hình thành nên “nội bát quái”. Điều kỳ diệu chính là bên ngoài thôn lại có 8 ngọn núi nhỏ bao quanh, cấu thành nên “ngoại bát quái”.Các ngôi nhà trong thôn được xây dựng phân bố ở 8 con đường nhỏ này. Mỗi một ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc mặt trước đối nhau và mặt lưng dựa vào nhau, còn ngõ ngách thì chạy ngang dọc giống như một mê cung.Tuy rằng đã trải qua hàng trăm năm, nhiều đời hưng vượng, nhà cửa càng ngày càng mọc lên nhiều, người dân cũng đông đúc hơn, nhưng bố cục tổng thể của cửu cung bát quái vẫn không thay đổi, chỉ là rất khó nhận ra. Chính vì có bố cục bát quái độc đáo này mà thôn Gia Cát được xưng là thôn kỳ lạ nhất của Trung Quốc. Những căn nhà ở thôn Gia Cát cũng đều đã hơn trăm năm tuổi.
Tính năng phòng vệ đặc biệt của bố cục bát quái
Theo người dân bản địa kể lại, bố cục bát quái của thôn Gia Cát có tính năng phòng vệ rất cao. Trong cuộc chiến tranh năm 1925, bộ đội của Tiêu Kính Quang phía Nam và bộ đội của Tôn Truyền Phương chiến đấu ác liệt trong ba ngày liên tiếp ở cạnh thôn Gia Cát, nhưng không có bất kỳ một viên đạn nào lọt vào trong thôn. Toàn bộ thôn Gia Cát vẫn bình an vô sự như lúc hòa bình.Vào thời kỳ chiến tranh với Nhật, một đội quân Nhật đi qua con đường lớn trên đồi Cao Long ở bên ngoài thôn, nhưng lại không hề phát hiện ra kỳ thôn này.
Bố cục thôn Bát Quái được vẽ lại trên biển chỉ dẫn bên ngoài thôn. Với người không quen thuộc thì ngày nay khó nhận biết bố cục này. (Ảnh qua Kknews.cc)
(Ảnh: Google Map)Chính nét kiến trúc độc đáo, các ngôi nhà đều có mặt đối nhau, lưng áp vào nhau, đường đi ngang dọc đan xen nhau, khiến đường đi giống như đường thông nhưng lại là đường cụt. Khi người ngoài tự ý vào thôn, nếu như không có người quen thuộc dẫn đường, thì thông thường vào dễ nhưng không biết lối ra vì bị mất phương hướng.
Ba điểm khiến Gia Cát trở thành “đệ nhất kỳ thôn”
Thôn bát quái Gia Cát quả thực là đệ nhất kỳ thôn của Trung Quốc đại lục. Gia Cát thôn có ít nhất ba điểm:Điểm thứ nhất là người dân trong thôn. Phần lớn người dân trong thôn đều là đời sau của Khổng Minh Gia Cát Lượng, vị tể tướng tài năng của nước Thục. Nói cách khác, hầu hết người trong thôn đều mang họ Gia Cát. Chỉ có rất ít người không phải là thành viên dòng họ Gia Cát và những người phụ nữ dòng họ khác được gả vào gia tộc Gia Cát sinh sống trong thôn.Theo thống kê, trong cả nước Trung Quốc, hậu nhân của Gia Cát Lượng hiện tại có khoảng 16.000 người, nhưng chỉ riêng thôn Gia Cát đã tụ họp một phần tư, tức là khoảng 4.000 người. Vậy nên, điều này là một điểm khiến Gia Cát trở thành “Trung Quốc đệ nhất kỳ thôn”.Điểm thứ hai nằm ở bố cục tinh xảo huyền diệu của ngôi làng. Nhìn từ trên cao, toàn bộ thôn hiện ra hình bát quái, với bố cục nhà cửa, đường phố, và hướng đi trùng khớp với cửu cung bát quái trận.Điểm thứ ba là giá trị nghệ thuật.
Xem thêm: Shop Đồng Hồ Thông Minh Bình Dương, Đồng Hồ Thông Minh Bình Dương
Gia Cát là nơi bảo tồn nguyên vẹn rất nhiều văn vật và kiến trúc cổ của ba đời Nguyên – Minh – Thanh. Dẫu triều đại thay đổi, xã hội rối ren, nhiễu loạn, chiến tranh liên miên trong hơn 700 năm, và dẫu có bao nhiều danh lầu cổ tự, lâm viên đài các, hoặc thành tro bụi trong chiến hỏa, hoặc bị hủy hoại do thiên tai, nhưng thôn Gia Cát lại giống như chốn bồng lai tiên cảnh ở nhân gian, xa rời được chiến hỏa, né tránh được thiên tai và thoát khỏi được nhân họa.